Japan Embassy

Header

Các dự án hỗ trợ quy mô nhỏ

Ban tổ chức kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam của phía Nhật Bản (dưới đây viết tắt là Ban tổ chức) tiến hành chương trình hỗ trợ với đối tượng chính là các chương trình quy mô nhỏ cấp cơ sở để thu hút sự tham gia của mọi người trong đó có thế hệ trẻ, cũng như mở rộng mạng lưới những người có sự quan tâm và đồng hành cùng quan hệ Nhật Bản – Việt Nam.

Trong khoảng thời gian tiếp nhận đợt 1 vào tháng 11 năm 2022 và đợt 2 vào tháng 6 năm 2023, Ban tổ chức đã nhận được tổng số 113 hồ sơ đăng ký. Sau quá trình thẩm định và xem xét, Ban tổ chức đã lựa chọn ra được các chương trình trở thành đối tượng nhận hỗ trợ của “Chương trình hỗ trợ quy mô nhỏ”.

Tiêu chí đánh giá:

    • Tính hợp lý, khả thi của kế hoạch, cơ chế thực hiện
    • Quy mô chương trình
    • Khu vực thực hiện chương trình
    • Chương trình có sự tham gia, lên kế hoạch thực hiện của người trẻ tuổi
    • Chương trình được đánh giá là có đóng góp trong việc mở rộng mạng lưới những người có sự quan tâm tới quan hệ Nhật Bản – Việt Nam
    • Chương trình giàu tính sáng tạo

Đăng ký đợt 1

Tên chương trình
Địa điểm tổ chức
Đơn vị tổ chức
Mục đích chương trình
Khái quát nội dung chương trình
  • Lễ hội Văn hóa Nhật Bản “Mini Huế”
    Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
    Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học
    Đây là một lễ hội văn hóa được tổ chức bở Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, với rất nhiều gian hàng giới thiệu những nét đặc trưng về văn hóa, ẩm thực, chế tác… của đất nước Nhật Bản. Đây là cơ hội để sinh viên trong Khoa được trải nghiệm vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào hoạt động ngoại khóa này. Đồng thời quảng bá hình ảnh của Khoa, Văn hóa Nhật đến với các sinh viên, học sinh, trên địa bàn thành phố
    Chương trình Mini Huế là một hoạt động văn hóa được tổ chức hằng năm của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Huế do chính các bạn sinh viên tổ chức dựa trên sự hướng dẫn của quý thầy cô.Đây là một lễ hội văn hóa với rất nhiều gian hàng giới thiệu những nét đặc trưng về văn hóa, ẩm thực, chế tác… của đất nước Nhật Bản. Mọi công đoạn chuẩn bị cho chương trình đều phải trải qua thời gian khá dài với sự chuẩn bị công phu, chu đáo của sinh viên thông qua việc tự tìm hiểu sau đó là trao đổi trực tiếp với các thầy/cô giáo và giữa các bạn sinh viên với nhau.Chương trình không chỉ thu hút đông đảo các bạn sinh viên, mà còn thu hút các bạn học sinh các trường cấp 2, cấp 3… đang theo học tiếng Nhật trên địa bàn thành phố Huế và nhiều bạn trẻ quan tâm tới văn hóa Nhật Bản tham gia. Thông qua chương trình, ngoài việc truyền bá văn hóa Nhật Bản
    https://www.facebook.com/japanvietnam50/posts/pfbid02Nt4ifc6YGeBSCU3qX9UjTuB8Kqq41bS5ds8JMbUcSZGKjZRonAQSMT8aRK1Csbvrl
    https://www.facebook.com/japanvietnam50/posts/pfbid0o8oS3Pjg2q9Xd71wF8bW7iVd1X6jz3JstubMpPSro2aYGVcsqPrDnuxbBgsY1uRUl
  • Ngày Hội Văn Hóa Nhật Bản ở Đại học Hạ Long
    Trường Đại học Hạ Long
    Trường Đại học Hạ Long
    Tạo cơ hội cho toàn thể sinh viên, đội ngũ giảng viên, nhân viên trường ĐH Hạ Long được tìm hiểu, giới thiệu và trải nghiệm văn hóa Nhật Bản
    Sự kiện này được tổ chức dưới hình thức lễ hội văn hóa Nhật Bản. Các hoạt động diễn ra bao gồm tìm hiểu, giới thiệu về văn hóa Nhật Bản, trải nghiệm văn hóa như: triển lãm gian hàng văn hóa phẩm Nhật Bản, thưởng thức ẩm thực, biễu diễn nghệ thuật âm nhạc (nhảy Yosakoi, thi biểu diễn Cosplay, ca nhạc nhẹ), trò chơi dân gian, trải nghiệm mặc thử Yukata, nghệ thuật thư pháp, nghệ thuật Origami, thi cắm hoa Ikebana, thi nấu món ăn Nhật Bản.
    Lễ hội sẽ được quảng bá rộng rãi trên các diễn đàn, website, mạng xã hội (Thông qua fanpage của CLB Nhật Bản UHL và các hội nhóm trong và ngoài trường Đại học Hạ Long; kênh Tiktok CLB và cá nhân), tuyên truyền ở các trung tâm, tổ chức liên quan đến ngôn ngữ Nhật,…
    https://www.facebook.com/japanvietnam50/posts/pfbid031qCnpm1pbdD2tDfFjygP2S7QeRbmcdQ5RNnhMEAe3tUViwuH8yuAvezZtrsaKGWvl
    https://www.facebook.com/japanvietnam50/posts/pfbid0daZQscpLiSoXG4nSy3VtcUure7bkDAm1u8PFwvKhMs8rMEj2sWQACtEvHoHY6yqzl
  • Tranh tường hữu nghị Việt Nhật
    Hà Nội
    Câu lạc bộ cựu thành viên Chương trình hữu nghị thanh niên Việt Nam, tên tiếng anh: Vietnam Alumni Club of Youth Friendship Programme (viết tắt là VACYF)
    Công trình “Tranh tường bích họa Việt – Nhật” được tổ chức để chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản, được thực hiện bởi thanh niên hai nước Việt Nam – Nhật Bản. Công trình “Tranh tường bích họa Việt – Nhật ” là việc dùng chất liệu sơn, màu vẽ ngoài trời để tiến hành sửa chữa, cải tạo lại các mảng tường bẩn, đã cũ, bị tình trạng dán biển hiệu quảng cáo rao vặt trái phép, sai quy định gây mất mỹ quan đô thị thành các bức tranh phong cảnh giới thiệu các nét văn hóa, con người Việt Nam – Nhật Bản hoặc tranh tuyên truyền về tình hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, góp phần tăng cường hiểu biết về văn hóa Việt Nam, Nhật Bản đồng thời tạo không gian thoáng, sạch sẽ đảm bảo mỹ quan đô thị.
    Câu lạc bộ Cựu thành viên Chương trình hữu nghị thanh niên Việt Nam (VACYF) phối hợp với Tổ chức Phát triển lãnh đạo thanh niên (DAY) của Nhật Bản dự kiến tổ chức chương trình Giáo dục toàn cầu (GET) tại Hà Nội, Việt Nam trong tháng 8/2023. Trong khuôn khổ chương trình, ngoài các hoạt động giao lưu, học tập, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa xã hội Việt Nam, thanh niên hai nước sẽ cùng thực hiện hoạt động tình nguyện là vẽ “Tranh tường bích họa Việt – Nhật”. Cụ thể:
    + Câu lạc bộ VACYF tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm
    + Xây dựng, cải tạo sửa chữa các bức tường hỏng, cũ
    + Tổng hợp ý tưởng nội dung tranh vẽ do thanh niên 2 nước đề xuất và lựa chọn tranh vẽ
    + Chuẩn bị nguyên vật liệu dụng cụ vẽ tranh tường
    + Thi công trước 1 phần công trình (do thanh niên Việt Nam thực hiện)
    + Tổ chức buổi vẽ tranh hoàn thiện do thanh niên Việt Nam và Nhật Bản cùng thực hiện.
    + Gắn biển công trình và bàn giao cho địa phương
    + Chụp ảnh lưu niệm
    + Truyền thông, quảng bá về công trình.
  • Chuỗi bài giảng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam
    Trung tâm thông tin văn hoá Đại sứ quán Nhật Bản và Trường Đại học Việt Nhật
    Đại diện sinh viên khoá 1 Chương trình Cử nhân Nhật Bản học, Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội
    Tăng cường hiểu biết của cộng đồng, đặc biệt là những người đang theo học tiếng Nhật hay làm công việc có liên quan tới Nhật Bản về quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong những lĩnh vực như: văn hoá – xã hội, giáo dục và quản trị doanh nghiệp. Từ đó chúng tôi mong muốn có thể gắn kết tình cảm giữa nhân dân hai nước khăng khít, thân thiết hơn, hướng tới sự hợp tác lâu dài, bền vững trong tương lai.
    “Chuỗi bài giảng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản” của chúng tôi đề cập tới những lĩnh vực như Văn hóa – Xã hội hiện đại, Giáo dục, và Quản trị Doanh nghiệp với sự dẫn dắt của những chuyên gia, học giả có nhiều đóng góp cho mối quan hệ hợp tác, kết nối giữa hai nước Việt Nam Nhật Bản.
    Nội dung cụ thể như sau:
    Phiên 1: Giáo dục khai phóng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức (GS. TS. Furuta Motoo, Hiệu trưởng trường Đại học Việt Nhật)
    Phiên 2: Kinh nghiệm giáo dục của Nhật Bản và những bài học cho Việt Nam (Nguyễn Quốc Vương, Nhà nghiên cứu giáo dục, dịch giả)
    Phiên 3: Sự biến đổi trong nhận thức người dân Nhật Bản về Việt Nam từ sau Đổi Mới (GS. Momoki Shiro, chuyên gia JICA)
    Phiên 4: Omotenashi trong doanh nghiệp Nhật Bản (Nguyễn Việt Hà, Giảng viên thỉnh giảng ở Đại học Yokohama)
    Phiên 5: Kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam (PGS. TS Phạm Quý Long, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Bắc Á)
    https://www.facebook.com/japanvietnam50/posts/pfbid02NWfDdtAiK37qGzDqWX5mG4Qku4TMdQTqPiuLvrzULQzZkRJePj4vtpcSGEYMxkrxl
  • Vòng chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Nhật toàn quốc – Đà Nẵng 2023
    Thành phố Đà Nẵng
    Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng
    – Thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973 – 21/9/2023); tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung, giữa thành phố Đà Nẵng với các địa phương của Nhật Bản nói riêng; – Khuyến khích phong trào học tiếng Nhật; tạo sân chơi hấp dẫn, lành mạnh, bổ ích cho thanh niên Việt Nam yêu thích học tiếng Nhật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
    – Ban tổ chức phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản các tỉnh thành; các Học viện, Trường Đại học/Cao Đẳng, Trung tâm đào tạo ngôn ngữ Nhật Bản trên cả nước phát động cuộc thi và tổ chức chấm chọn các bài thi xuất sắc nhất gửi về Ban Tổ chức
    – Sau khi nhận bài thi từ các tỉnh thành, Ban Tổ chức sẽ chấm sơ khảo và chọn ra 30 bài thi lọt vào vòng chung kết được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng.
    – Vòng Chung kết diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong vòng 02 ngày, Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ chi phí lưu trú, ăn uống và di chuyển của các đoàn tham dự.
  • Ngày hội giao lưu văn hóa và du học Nhật Bản
    Trường Đại học Y Dược Huế
    Trường Đại học Y Dược Huế
    Giới thiệu về đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản; cung cấp các thông tin hữu ích về các chương trình trao đổi, học bổng du học Nhật Bản cho giảng viên, sinh viên và những người có quan tâm của Trường Đại học Y Dược Huế và các trường thành viên đại học Huế; tạo cơ hội giao lưu, mở rộng hợp tác Việt Nam với các đối tác Nhật Bản
    Chương trình được tổ chức trực tiếp và trực tuyến bao gồm các gian hàng triển lãm du học, trải nghiệm văn hóa và ẩm thực Việt Nam- Nhật Bản và diễn đàn giao lưu trao đổi thông tin, hỏi đáp về các chương trình hợp tác trao đổi nhân lực trong lĩnh vực y khoa, điều dưỡng và các ngành khoa học sức khỏe khác; tìm kiếm đói tác và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác
  • Lễ hội giao lưu văn hoá Việt – Nhật – Nihon Matsuri
    Trung tâm hội chợ triển lãm Đà Nẵng – 09 Cách Mạng Tháng 8, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
    Tsubasa Club
    Tạo sân chơi dành cho các bạn trẻ yêu thích văn hoá Nhật Bản tại Đà Nẵng, đặc biệt là các bạn yêu thích Manga – Anime – Cosplay
    Chương trình thực hiện tổ chức trong 01 ngày, là nơi quy tụ các bạn trẻ (độ tuổi từ 12 – 40) với chung một sự yêu mến dành cho văn hoá Nhật Bản, nhất là các bạn yêu thích Manga – Anime – Cosplay. Tại lễ hội sẽ có nhiều chương trình hoạt động như game nhỏ, Catwalk cosplay, giao lưu văn nghệ, Cuộc thi Cosplay và bốc thăm trúng thưởng cuối chương trình. Ngoài ra, tham gia lễ hội còn có các gian hàng phụ kiện, ẩm thực Nhật Bản hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm phong phú và đặc sắc dành cho tất cả mọi người tham gia.
    https://www.facebook.com/japanvietnam50/posts/pfbid023DfsVqMaaMESaMKtiAUSu99apfmb571uUzF2C5dPQW4e1fMmaFcnHo5n9xjnU3ol
    https://www.facebook.com/japanvietnam50/posts/pfbid022EuLvj3yeNNZM52zG7Tws1rnFeZ5GG5W8v1t2q4c1vqc6VoncwLenhp6JWN7Huibl
  • CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – NHẬT BẢN
    Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế
    Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế
    Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, năm 2023, tổ Pháp – Nhật trường THPT Chuyên Quốc Học Huế mong muốn tổ chức chương trình ngoại khóa hàng năm, và kết hợp mở rộng với Đoàn trường thực hiện chương trình ngoại khóa quy mô lớn hơn cho học sinh học tiếng Nhật các trường cấp 3 trên địa bàn tham dự. Thông qua chương trình này, trường THPT Chuyên Quốc Học Huế hy vọng sẽ góp phần thắt chặt mối quan hệ giao lưu giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản, thu hút và đẩy mạnh việc học tiếng Nhật trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh nói chung và các lớp chuyên Nhật tại trường nói riêng
    TSUNAGARU BUNKASAI bao gồm 5 PHẦN
    a. Cuộc thi kiến thức văn hóa : 100 học sinh (20 học sinh 10 Nhật, 20 học sinh 11 Nhật, 20 học sinh 12 Nhật, 20 học sinh trường THPT Hai Bà Trưng, 20 học sinh trường THPT Nguyễn Huệ) tham dự trả lời các câu hỏi về văn hóa Nhật Bản bằng tiếng Nhật ban tổ chức đưa ra. Mỗi lượt câu hỏi sẽ loại những người trả lời sai, những người trả lời đúng sẽ tiếp tục đến câu hỏi sau. Người trả lời đúng đến câu hỏi sau cùng là người chiến thắng.
    b. Cuộc thi Cosplay Catwalk: các thí sinh tham gia sẽ hóa trang thành một người, nhân vật mình yêu thích rồi đi catwalk, trình diễn trên sân khấu. Thí sinh trình diễn đẹp nhất và được yêu thích nhất sẽ nhận được giải thưởng tương ứng.
    c. Giao lưu văn nghệ: trình diễn các tiết mục văn nghệ, có thể có sự tham gia từ 2 trường bạn (trường THPT Nguyễn Huệ và THPT Hai Bà Trưng).
    d. Gian hàng văn hóa: gồm 3 nhóm gian hàng: gian hàng ẩm thực, gian hàng văn hóa, gian hàng chế tác. Học sinh trường THPT chuyên Quốc Học sẽ phụ trách gian hàng và thực hiện các hoạt động tại gian hàng. Học sinh các trường bạn có thể tham quan và trải nghiệm các hoạt động văn hóa. Sẽ có 5 gian hàng nhiệm vụ (kiến thức về văn hóa Nhật Bản kết hợp trò chơi) của Ban Tổ chức. Nếu người tham gia đến và hoàn thành nhiệm vụ ở cả 5 gian hàng trên và thu thập đủ 5 stickers thì sẽ đổi được những phần quà hấp dẫn và giá trị.
    e. Các hoạt động bên lề: check-in cùng cây hoa anh đào; cây điều ước…
  • Chương trình giao lưu văn hóa Việt – Nhật tỉnh Trà Vinh lần thứ 3
    Trường Đại học Trà Vinh
    Trường Đại học Trà Vinh
    Nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản; đồng thời, quảng bá những nét đẹp trong văn hóa, hình ảnh và đất nước Nhật Bản đến người dân Việt Nam nói chung và người dân tại Trà Vinh nói riêng, cũng như giới thiệu đến những doanh nghiệp Nhật Bản, những nhà đầu tư quan tâm đến tiềm năng của Trà Vinh có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm về nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, qua đó am hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.
    Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ và nghệ thuật Việt Nam và Nhật Bản như: ca múa hát, biểu diễn các tiết mục nghệ thuật như xếp giấy, cắm hoa, biểu diễn nhạc cụ truyền thống,đàn ca tài tử, vẽ tranh thư pháp, ẩm thực,…Đồng thời, tổ chức seminar chủ đề “Định hướng việc làm tại Nhật Bản trong tình hình mới” với sự tham gia của doanh nghiệp Nhật
    https://www.facebook.com/japanvietnam50/posts/pfbid0i85q1tdciDQAnVUGSyJuH9S4LN1EqzNEKrg6xQXGomPEoqSgaJc13t9bP99unJSPl
  • Giao lưu văn hoá ‘Câu chuyện tình yêu Việt -Nhật’
    Đà Nẵng Mikazuki Resort and spa
    Hội Phu nhân phu quân đại sứ quán Việt nam tại Nhật bản nhiệm kỳ 2015-2018; Đà nẵng Mikazuki Resort and Spa và Hội nữ doanh nhân Việt Nam
    Gặp gỡ chia sẻ và lan toả văn hoá và tình yêu hai nước Việt -Nhật giữa các thế hệ từ mọi lĩnh vực của Việt nam; giữa những người đã sống và làm việc ở Nhật với các bạn sinh viên đang quan tâm sang học tập và làm việc tại Nhật. Tình yêu Việt Nhật bao gồm cả tình yêu đất nước và tình yêu đôi lứa và theo lịch sử hữu nghị hai nước. Hình thức tổ chức là tất cả cùng tham gia, qua đó tất cả được cảm nhận sâu sắc hơn nữa tình yêu, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, nhất là tình yêu tuổi trẻ, mở ra một tương lai sán lạn cho sự hợp tác hai nước hiện đã rất tốt đẹp lại càng tốt đẹp hơn trong tương lai.
    Chưa bao giờ mà thế hệ trẻ hai nước Việt Nhật lại đến gần nhau và thành công ở hai nước như hiện nay. Những câu chuyện tình yêu thấm đẫm tình người kết thúc bằng cam kết gắn bó suốt đời bên nhau của các đôi bạn trẻ Nhật Việt là minh chứng sống động cho điều đó. Chương trình giới thiệu ‘Câu chuyện tình yêu’đôi lứa thông qua mô phỏng đám cưới Việt-Nhật của đôi vợ chồng trẻ Lê Chiêu Đức và Mio Nakamura đến từ Tokyo – Thành phố Hồ Chí Minh. Vẻ đẹp đầy sức sống cũng như sự kế thừa của tuổi trẻ hai dân tộc sẽ thể hiện qua màn catwalk áo dài và áo Kimono do sinh viên trường Đại học Đông Á, Đà nẵng thực hiện. Cảm xúc và trải nghiệm về tình yêu đất nước con người của hai dân tộc được thể hiện qua các tiết mục âm nhạc và chia sẻ tâm tình giữa các thành viên tham gia sự kiện.
    https://www.facebook.com/japanvietnam50/posts/pfbid0DecGF9XhuXSVyvQdP6Vu6dE7gzHdri8fvQQg9vjusGWXfnG7tWR6LYx5PKd98cyel
  • Ngày hội giao lưu văn hóa Nhật Bản: Mythendary
    Trường Đại học Bách khoa
    Văn phòng Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM)
    Tạo cầu nối giao lưu văn hóa Nhật Bản giữa học sinh THPT trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận, yêu thích văn hóa Nhật với sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) thuộc các chương trình Định hướng Nhật Bản, Tăng cường Tiếng Nhật, Kỹ sư Việt – Nhật, Chương trình phát triển nguồn nhân lực Việt – Nhật… và sinh viên các trường đại học khác.
    Chương trình được tổ chức trong 1/2 ngày, bao gồm các hoạt động trải nghiệm trò chơi dân gian Nhật Bản (đập gỗ, kendama, hanetsuki, koma và karuta), hội chợ sách Nhật và thưởng thức phim Nhật. Bên cạnh đó còn có 02 workshop với sự tham gia của khách mời từ doanh nghiệp Nhật là “”Con đường thăng tiến tại công ty Nhật”” và “Bí quyết làm chủ kính ngữ tiếng Nhật trong kinh doanh”” dành cho người đang hoặc có định hướng làm việc tại doanh nghiệp Nhật.
  • HỘI THẢO – WORKSHOP THỰC HÀNH Chủ đề: “Giao thoa Văn hoá Việt – Nhật, nhìn từ góc độ nghệ thuật tạo hình”
    Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế
    Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế
    Trong lịch sử phát triển Việt Nam, từ thời chúa Nguyễn Hoàng vào xứ Đàng Trong (năm 1558) đã chú trọng phát triển đất nước thông qua nhiều kênh đối ngoại. Trong đó, giao thương về đường biển được chú trọng phát triển trong thời kỳ này. Việc trao đổi hàng hoá đối với các nước Châu Á, trong đó Nhật Bản đã phần nào tác động trong việc giao thoa văn hoá giữa hai quốc gia. Với mục tiêu chia sẽ kinh nghiệm thông qua các tham luận khoa học, hội thảo sẽ đưa ra những góc độ và đánh giá sự giao thoa văn hoá Nhật Bản và Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đối với lĩnh vực giáo dục văn hoá nghệ thuật. Cung cấp những thông tin, nhận định mới dưới góc độ nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc. Hội thảo sẽ có sự tham gia của các nhà nghiên cứu văn hoá của tỉnh Thừa Thiên Huế và các giảng viên nghiên cứu của trường Đại học Nghệ thuật Huế và một số cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết thúc Hội thảo sẽ là workshop tranh Khắc gỗ về một số chủ về phong cảnh, hoa văn trang trí về đất nước, con người Nhật Bản và Việt Nam. Workshop sẽ do các giảng viên ngành Đồ hoạ tạo hình (Printmaking) hướng dẫn cho sinh viên mỹ thuật tại trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.
    HỘI THẢO – WORKSHOP THỰC HÀNH
    Chủ đề: “”Giao thoa Văn hoá Việt – Nhật, nhìn từ góc độ nghệ thuật tạo hình””
    Thời gian: Ngày 10 tháng 10 năm 2023
    8h00 – 11h30: Hội thảo
    13h30 – 18h00 : Workshop tranh khắc gỗ
    Địa điểm: Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế
    Số 10 Tô Ngọc Vân, Thành phố Huế
    Phần I: Hội thảo (8h00 – 11h30)
    1. Chủ trì: Đại diện lãnh đạo trường Đại học Nghệ thuật Huế, Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
    2. Thành phần tham dự: Giảng viên, sinh viên trường Đại học Nghệ thuật Huế, Trường Du lịch, Đại học Huế và một số người quan tâm đến Hội thảo.
    Phần II. Workshop (13h30 – 18h00)
    1. Người hướng dẫn: Giảng viên chuyên ngành Đồ hoạ (07 giảng viên) và 02 giảng viên mời
    2. Thành phần tham gia: 30 sinh viên (chuyên ngành Hội hoạ, Thiết kế Đồ hoạ, Thiết kế Thời trang, Sư phạm mỹ thuật).
    3. Địa điểm: Phòng thực hành Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế
    Thành phần tham gia Workshop sẽ được cấp giấy chứng nhận của Ban tổ chức. Các sản phẩm của workshop sẽ được trưng bày tại phòng triển lãm của trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.
  • Ngày hội giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản
    Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng
    Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng
    Tạo sự kết nối của các tổ chức, đơn vị, cá nhân triển khai các chương trình đào tạo, tuyển dụng các chương trình liên kết Nhật bản; thu hút giới trẻ quan tâm, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực và con người Nhật Bản.
    1. Thời gian tổ chức dự kiến: Từ 7h00-17h30 trong tháng 11/2023.
    2. Địa điểm: Khuôn viên trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng
    3. Thành phần tham gia:
    * Ban tổ chức: Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng
    – Ban giám hiệu Nhà trường.
    – Toàn thể các lãnh đạo các Phòng, Khoa và giáo viên giảng dạy.
    – Toàn bộ HSSV/đoàn viên các khóa 11,12,13 (dự kiến 30 chi đoàn)
    * Khách mời:
    + Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng
    + UBND Quận Ngũ Hành Sơn
    + Sở Lao động – Thương binh và Xa hội Đà Nẵng
    + Sở Du lịch Đà Nẵng
    + Hội liên hiệp hữu nghị Việt – Nhật thành phố Đà Nẵng
    + Các đơn vị liên kết Nhật Bản: Công ty CP Hải Phong, Công ty NCHR.JSC, Nghiệp đoàn ASIANG, Nghiệp đoàn Kanssai, Tập đoàn Suganuma, Tập đoàn MOS Burger, Công ty ESUHAI
    + Phòng An ninh đối ngoại – CA Thành phố Đà Nẵng
    + Báo, đài truyền hình trên địa bàn Đà Nẵng.
    4. Hình thức tổ chức: tổ chức theo các gian hàng và giao lưu các nội dung về: văn nghệ, văn hóa, ẩm thực. Tất cả các nội dung đều dự thi theo chi đoàn sinh viên, được chấm điểm và trao giải Nhất, Nhì, Ba.

Đăng ký đợt 2

Tên chương trình
Địa điểm tổ chức
Đơn vị tổ chức
Mục đích chương trình
Khái quát nội dung chương trình
  • Ngày văn hóa Nhật Bản tại tỉnh Thừa Thiên Huế
    Trung tâm văn hoá điện ảnh – Đại học Ngoại Ngữ Huế – Đại học Y Dược
    Hội Hữu nghị Việt – Nhật tỉnh Thừa Thiên Huế
    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 3873/UBND-ĐN ngày 20 tháng 4 năm 2022 về việc cung cấp thông tin về hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội hữu nghị Việt – Nhật tỉnh Thừa Thiên – Huế xây dựng Kế hoạch tổ chức “Ngày Văn hóa Việt Nam – Nhật Bản” trong khuôn khổ các chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam – Nhật Bản (1973 – 2023) tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổ chức “Ngày Văn hóa Việt Nam – Nhật Bản” phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản nói chung và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế với nhân dân các địa phương Nhật Bản nói riêng, qua đó góp phần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết và tình hữu nghị lâu năm giữa nhân dân hai nước nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam – Nhật Bản (1973 – 2023).
    Chuỗi sự kiện diễn ra vào đúng một ngày 9/9/2023 với nhiều hoạt động chính như sau:
    a) Đêm công diễn văn nghệ đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản;
    – Phóng sự 7 phút về “Dấu ấn quan hệ hữu nghị nhân dân và hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các công ty và các địa phương Nhật Bản”;
    – Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật trình độ Sơ cấp, Trung cấp dành cho học sinh khối THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học chủ đề “Dấu ấn quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các đối tác Nhật Bản”;
    – Mini Fair Huế: Gian hàng ẩm thực Việt Nam – Nhật Bản; Gian hàng trưng bày sản phẩm của các công ty Nhật Bản tại Huế; Gian hàng tư vấn việc làm, du học….
    – Ngày hội trải nghiệm văn hóa Nhật Bản: trà đạo, thư pháp, cắm hoa nghệ thuật Ikebana, gấp giấy nghệ thuật Origami, mặc Yukata; đối ẩm thơ Haiku…
    – Quà tặng; huy hiệu cài áo logo 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản; huy hiệu cái áo logo Hội Hữu nghị Việt – Nhật tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Dự kiến chương trình sẽ có dự tham dự của các đại biểu đến từ Trung ương (Hội Hữu nghị Việt – Nhật trung ương; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam…) và các cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản (Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội; Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng; Tổ chức JICA, JETRO, Japan Foundation….) và đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh.
  • Hội thi Song ngữ Việt-Nhật chủ đề: Chào đón bạn đến với Bà Rịa – Vũng Tàu
    Nhà truyền thống cách mạng, số 1 Ba Cu, P.1, TP. Vũng Tàu, BRVT
    Trung tâm Ngoại ngữ Hiyori
    Đồng hành cùng Liên hiệp tổ chức hữu nghị các quốc gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trong khuôn khổ “Ngày hội văn hoá Việt Nhật tỉnh BRVT” nhằm kỷ niệm 50 năm quan hệ giao lưu hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, hội thi sẽ tạo ra sân chơi đầy sáng tạo, tạo cơ hội được thực hành tiếng Nhật cho các em học sinh nói riêng, những người yêu thích tiếng Nhật nói chung, và cả những người Nhật yêu thích tiếng Việt; qua đó thúc đẩy và phát triển việc học ngoại ngữ cho tất cả mọi người. Đồng thời hội thi sẽ quảng bá đến du khách những nét đẹp về con người, danh lam thắng cảnh của tỉnh BRVT, từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa du lịch tỉnh nhà. Cuối cùng là góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa tỉnh BRVT với các doanh nghiệp Nhật Bản và các cư dân Nhật Bản đang làm việc và sinh sống tại BRVT nói riêng, giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản nói chung
    Có 8 đội tham gia, Các đội sẽ tự chuẩn bị dựng hoạt cảnh về các tình huống có thể xảy ra khi du khách Nhật Bản đến du lịch tại tỉnh BRVT. Tình huống sẽ diễn ra tại 4 địa điểm sau: Tại bến xe, tại một địa điểm du lịch, tại khách sạn, tại quán ăn (những nơi ăn uống). 8 đội sẽ bốc thăm, chọn ngẫu nhiên 1 trong 4 địa điểm trên. Khi biểu diễn hoạt cảnh, các đội sẽ lần lượt thể hiện cùng 1 nội dung bài thi nhưng 2 lần(Lần 1 sẽ sử dụng Tiếng Nhật; lần 2 sẽ sử dụng Tiếng Việt), hoạt cảnh không giới hạn về hình thức trình bày, tuỳ vào sự sáng tạo và linh động của các đội tham gia.
  • TUẦN LỄ VĂN HÓA NHẬT BẢN: 50 NĂM VIỆT – NHẬT: VƯỢT BIỂN ĐÔNG ĐÓN MẶT TRỜI
    Học viện Ngoại giao Việt Nam, số 69, Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
    Học viện Ngoại giao (trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam), cụ thể là ngành Châu Á – Thái Bình Dương học trực tiếp chủ trì, phối hợp với Câu lạc bộ Văn hóa Nhật Bản Học viện Ngoại giao
    Sự kiện “50 năm Việt Nhật: Vượt Biển Đông đón Mặt trời” được tổ chức bởi Học viện Ngoại giao, đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Ngoại giao, cơ sở nghiên cứu – đào tạo đầu ngành thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại ở Việt Nam. Đại diện Học viện Ngoại giao tham gia đảm nhận công tác tổ chức chính trong hoạt động này là Ngành Châu Á – Thái Bình Dương học, Học viện Ngoại giao. Sự kiện này cũng có sự phối hợp tổ chức với Trung tâm Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản Japan Foundation và Câu lạc bộ Văn hóa Nhật Bản Học viện Ngoại giao. Sự kiện “50 năm Việt Nhật: Vượt Biển Đông đón Mặt trời” là một trong những hoạt động kỷ niệm ý nghĩa với quy mô mở rộng tới tất cả các bạn trẻ quan tâm, yêu thích và có mong muốn tìm hiểu về đất nước Nhật Bản nói chung và về mối quan hệ Việt – Nhật nói riêng, hướng đến Kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Thông qua hoạt động này, Ban Tổ chức mong muốn tạo ra một không gian giao lưu văn hóa hai nước, cùng với đó là cơ hội để những người tham gia cùng nhìn lại hành trình đầy nỗ lực với những thành tựu tốt đẹp trong quan hệ hai nước Việt – Nhật, từ đó hướng đến một mối quan hệ hữu nghị hợp tác sâu rộng và bền vững trong tương lai.

    Không chỉ là cơ sở nghiên cứu – đào tạo đầu ngành về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam, Học viện Ngoại giao trong suốt nhiều năm mang trong mình nhiệm vụ quan trọng trở thành một trong số những cầu nối thúc đẩy hoạt động ngoại giao và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Hướng đến Lễ Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2023), Học viện Ngoại giao với đại diện là ngành Châu Á – Thái Bình Dương học, phối hợp cùng CLB Văn hóa Nhật Bản Học viện Ngoại giao (JDAV) đã lên kế hoạch tổ chức sự kiện lớn với chủ đề “50 năm Việt Nhật: Vượt Biển Đông đón Mặt trời”.

    Sự kiện “50 năm Việt Nhật: Vượt Biển Đông đón Mặt trời” dự kiến tổ chức dưới hình thức trực tiếp, bao gồm chuỗi hoạt động liên quan đến lĩnh vực học thuật và trải nghiệm văn hóa, hứa hẹn sẽ là “sân chơi” ngoại khóa năng động, lành mạnh giúp củng cố, khơi dậy sự hứng thú, đam mê học hỏi của cộng đồng các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam.

    Sự kiện dự kiến bao gồm 6 hoạt động được tổ chức liên tiếp từ ngày 3-8/10/2023, cụ thể như sau:
    – Khai mạc sự kiện “50 năm Việt Nhật: Vượt Biển Đông đón Mặt trời” và Mở cửa Triển lãm Búp bê Nhật Bản (3/10/2023)
    – Buổi công chiếu phim “Papa no Obento wa Sekai Ichi” (Hộp cơm trưa của bố) (4/10/2023)
    – Workshop: Thư pháp “Nét đẹp giao thoa Việt – Nhật” (5/10/2023)
    – Workshop: Nghệ thuật cắm hoa Ikebana (6/10/2023)
    – BUNKASAI – Ngày hội văn hóa Việt – Nhật (7/10/2023)
    – Gala âm nhạc “RAIENBASHI” (8/10/2023)

  • Giao thoa Giáo dục mầm non Nhật Bản – Việt Nam Tập huấn – Workshop thực hành: Đọc ehon và Trò chơi vận động cho trẻ mầm non
    Số 6 đường c phường Hưng Phúc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
    1: Nghiên cứu văn hóa trẻ em Nhật – Việt
    Đồng tổ chức: Trường mầm non Hưng Phúc
    Giao thoa Giáo dục mầm non Nhật Bản – Việt Nam 【Tập huấn – Workshop thực hành: Đọc ehon và Trò chơi vận động cho trẻ mầm non.】

    1 Tặng ehon cho các trường mầm non tỉnh Nghệ An và hoạt động dạy kỹ năng đọc, dự án hoạt động tình nguyện 500

    2: Tổ chức các hoạt động như triển khai thành nhiều trò chơi phù hợp với độ tuổi và tình trạng khuyết tật, đào tạo công việc trong đó giáo viên Việt Nam xây dựng chương trình vui chơi bằng cách xem ví dụ thực tế.
    Mục tiêu:
    – Là giáo viên mầm non, có thể hiểu được niềm vui khi đọc ehon ở trường mầm non, học các kỹ năng cơ bản cũng như cách triển khai thành trò chơi vận động và trò chơi theo nhóm.
    – Từ các trò chơi Nhật – Việt, hiểu được những điểm chính để thúc đẩy sự phát triển của não bộ, xây dựng, chia sẻ các trò chơi vận động và trò chơi theo nhóm được tổ chức thực tế tại trường mầm non của mình.

  • Khám phá Nhật Bản qua lăng kính hồn nhiên
    Tổ hợp cộng đồng Complex 01, 29 Ngách 31 Ng. 167 P. Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
    Doanh nghiệp xã hội Tòhe
    1. Chương trình tổ chức nhằm tăng cường sự hiểu biết và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản đến người trẻ, cụ thể nhóm trẻ đặc biệt (trẻ tự kỷ). 2. Góp phần tạo ra một môi trường an toàn, hòa nhập và bình đẳng cho nhóm người yếu thế trong cộng đồng, giúp tăng cơ hội hoà nhập và phát triển toàn diện. 3. Mang đến cơ hội mở rộng thế giới quan của trẻ tự kỷ, giúp trẻ có thêm kiến thức và trải nghiệm về văn hóa Nhật Bản qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo, thiết kế riêng biệt.
    Khám phá Nhật Bản qua lăng kính hồn nhiên là chuỗi hoạt động văn hoá nghệ thuật nhằm khuyến khích trẻ tự kỷ khám phá và tìm hiểu về Nhật Bản thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình. Chương trình gồm các workshop tương tác về các loại hình nghệ thuật đa dạng của Nhật Bản và quầy trưng bày thế giới sách Ehon. Các hoạt động sẽ giúp trẻ tự kỷ tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản một cách sáng tạo, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích trẻ tự kỷ tham gia vào trải nghiệm để cải thiện các vấn đề khó khăn của trẻ như tương tác xã hội, giao tiếp, kỹ năng vận động tinh. Chương trình hy vọng sẽ góp phần tạo ra một môi trường hòa nhập và bình đẳng cho trẻ tự kỷ, giúp họ có cơ hội phát triển toàn diện và hòa nhập với cộng đồng.
    https://www.facebook.com/japanvietnam50/posts/pfbid02CZiP2YB5QMdZGVMeZU9ZJENeLHLZZpcQTjxinnvRKBciTvg4WTnmdXDBWtkXuPwJl
  • Sự kiện giao lưu thể thao và văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản tại Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
    Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
    Uỷ Ban Nhân Dân huyện Mù Cang Chải
    Để tìm hiểu văn hoa với nhau và kết nối mạnh mẽ hơn, thực hiện trận đấu giao hữu bóng đá, một thể thao phổ biến nhất ở việt nam, và giao lưu văn hoá giữa người Việt Nam và người Nhật Bản tại một địa phương miền núi vùng cao,chưa được giao lưu nhiều với người Nhật Bản
    1. Thực hiện trận đấu giao hữu bóng đá giữa đội Nhật Bản tại Hà Nội và đội Việt Nam tại địa phương
    2. Lập một điểm gian hàng để trải nghiệm văn hoá Nhật Bản cho người địa Phương
    3. Trải nghiệm văn hoá đồng bào dân tộc miền núi vùng cao Việt Nam cho người Nhật Bản.
    https://www.facebook.com/japanvietnam50/posts/pfbid02SprqeCGPCxavVKDW61g2uh9kLSidvwHf1CwSirym3MqgN5PcR76M3MCZCYktM6ool
  • Ngày hội văn hóa Nhật Bản
    Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế, 82 Hùng Vương, Thành Phố Huế
    Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế
    Chương trình ngày hội văn hóa Nhật Bản là lễ hội được tổ chức bởi giảng viên và sinh viên của ngành tiếng Nhật thuộc trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế, với nhiều tiết mục nhảy truyền thống, gian hàng giới thiệu về ẩm thực, trải nghiệm văn hóa Nhật Bản…Đây là cơ hội để sinh viên, toàn thể đội ngủ giảng viên của trường được tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa của Nhật Bản. Đồng thời qua hoạt động này quảng bá hình ảnh của khoa, của trường đến với học sinh, sinh viên trên địa bàn toàn tỉnh.
    Chương trình Ngày hội văn hóa Nhật Bản là một hoạt động được tổ chức hàng năm của ngành tiếng Nhật thuộc khoa Ngoại Ngữ – CNTT, trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế bởi các giảng viên và sinh viên ngành tiếng Nhật tổ chức nhằm đem đến những trải nghiệm văn hóa Nhật Bản không chỉ với sinh viên ngành tiếng Nhật mà còn đến với nhiều đối tượng sinh viên các ngành khác.
  • Hội Rakugo Việt Nam Marutto Maruko
    Phòng Hội nghị VJCC Hồ Chí Minh, Trường Mầm non Sakura Montessori, cửa hàng ZUZU concept, Khoa Tiếng Nhật Đại học Bách khoa TP.HCM (dự kiến), Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM (dự kiến)
    RAKUGOON
    Thông qua Rakugo – một loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Nhật Bản, chúng tôi mong muốn thúc đẩy giao lưu văn hóa, làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam, đồng thời, thông qua việc biểu diễn Rakugo đơn giản cho các bạn trẻ học tiếng Nhật tại Việt Nam, chúng tôi hy vọng có thể làm tăng động lực học tiếng Nhật cho các bạn.
    Bậc thầy Reireisha Maruko, người mang phương châm “Ngay cả người lần đầu xem Rakugo cũng phải phá lên cười”, sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức buổi biểu diễn Rakugo. Vào ngày diễn ra chương trình, chúng tôi sẽ phân phát tài liệu tổng hợp (viết song song cả tiếng Nhật và tiếng Việt) giới thiệu khái quát về Rakugo và những câu chuyện sẽ được trình diễn ngày hôm đó. Sau buổi biểu diễn Rakugo, chúng tôi sẽ dành thời gian để tất cả những người tham gia cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm, giúp mọi người có nhiều trải nghiệm vui với Rakugo – loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Nhật Bản.
  • “Hội thảo sức khỏe của mắt” dành cho thanh thiếu niên Việt Nam
    Trung tâm Thông tin Văn hóa Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
    Tập đoàn y tế Eiwakai
    Duy trì, cải thiện sức khỏe của mắt cho học sinh nhỏ tuổi và thanh thiếu niên Việt Nam
    Trong những năm gần đây, do sự phổ biến của điện thoại thông minh và trò chơi điện tử, tình trạng cận thị ở học sinh nhỏ tuổi và thanh thiếu niên đang gia tăng rõ rệt. Tuy nhiên, nếu được học đúng cách, chúng ta có thể phòng tránh, có thể giảm thiểu hoặc cải thiện tình trạng này. Chúng tôi hy vọng rằng các bác sĩ nhãn khoa ở Nhật Bản và Việt Nam sẽ có cơ hội để giáo dục giới trẻ và phụ huynh của các em học sinh nhỏ tuổi về những kiến thức đúng đắn cũng như sự nguy hiểm của tiến triển cận thị, đồng thời chúng tôi mong muốn nỗ lực trong việc phòng tránh và cải thiện vấn đề này. Chúng tôi cũng sẽ giải thích về sự cần thiết của việc khám mắt cho các học sinh nhỏ tuổi.
  • Le hoi van hoa Nhat Ban nam 2023
    Nhom tre lop mau giao doc lap tu thuc Em be tuong lai (Mirai Kids), BT05-N09, KDT Sunny Garden City, xa Sai Son, huyen Quoc Oai, TP Ha Noi
    Nhom tre lop mau giao doc lap tu thuc Em be tuong lai (Mirai Kids)
    1. Lễ hội văn hóa Nhật Bản – Mirai Kids 2023 là sự kiện được dự kiến tổ chức nhằm tái hiện hình ảnh đất nước Nhật Bản, thông qua các trải nghiệm văn hóa và không gian đậm màu sắc Nhật Bản, đồng thời giới thiệu những điểm tốt trong giáo dục Nhật Bản đến thế hệ các bố mẹ trẻ đang có con nhỏ 2. Mang đến cho những người dân ở vùng nông thôn ngoại ô Hà Nội có cơ hội trực tiếp trải nghiệm văn hóa Nhật Bản: phong tục tập quán, món ăn, trò chơi truyền thống, trang phục truyền thống, từ đó quảng bá sâu rộng văn hóa Nhật Bản đến các vùng nông thôn 3. Giới thiệu về giáo dục mầm non Nhật Bản – chú trọng xây dựng nhân cách và đạo đức cho trẻ từ nhỏ – nền móng của giáo dục con người, là nguồn lực giúp đất nước Nhật Bản phát triển như ngày hôm nay 4. Kết nối Nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập tư thục Em bé Tương Lai (Mirai Kids) với những người yêu thích văn hóa Nhật Bản – cộng đồng những người đang làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản ở khu vực huyện Quốc Oai – Thạch Thất
    Vào tháng 11 năm 2020, Mầm non Mirai Kids lần đầu tiên tổ chức Lễ hội văn hóa Nhật Bản rất thành công đã tạo được tiếng vang lớn trên địa bàn huyện Quốc Oai, không chỉ thu hút đông đảo các phụ huynh có con đang theo học tại Mầm non Mirai Kids mà còn các phụ huynh trên địa bàn và các khu vực lân cận, các bạn học sinh, sinh viên cũng như cộng đồng các bạn trẻ đang làm việc ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản quanh khu lân cận luôn quan tâm và yêu thích văn hóa Nhật Bản.
    Điều này đã tạo động lực to lớn để Mầm non Mirai tiếp tục tổ chức “Lễ hội Văn hóa Nhật Bản năm thứ 2” để giới thiệu nhiều hơn nữa những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản đến đông đảo các phụ huynh và các bạn trẻ.
    Sự kiện dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 11 năm 2023 dưới hình thức “Lễ hội văn hóa Nhật Bản” với nhiều không gian, trải nghiệm thú vị bao gồm: Mặc thử Yukata, Gấp giấy Origami, Nghe đọc Ehon Nhật Bản, Ăn thử miễn phí ẩm thực Nhật Bản, Trải nghiệm giã Mochi, Chơi các đồ chơi truyền thống Nhật Bản. Đồng thời được xem các tiết mục trình diễn thời trang Yukata, biểu diễn nhảy Yosakoi và các bài hát múa tay truyền thống Nhật Bản
    Ngoài ra, Lễ hội còn có gian hàng sách báo giới thiệu về đất nước Nhật Bản và trưng bày Búp bê Nhật Bản một nét đặc trưng trong văn hóa nghệ thuật của đất nước Nhật Bản.
    Lễ hội sẽ được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như Fanpage chính thức của trường, trên website chính thức của địa phương, các hội nhóm trong và ngoài nhà trường… để có thể đưa đến những trải nghiệm sâu sắc nhất nền văn hóa Nhật Bản đến tất cả mọi người, là cầu nối cho những người có sự quan tâm, yêu thích đặc biệt về văn hóa Nhật Bản.
  • Bổ sung, tái bản sách ảnh Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản tại Hội An song ngữ Việt – Nhật
    THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM
    TRUNG TÂM QUẢN LÝ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA HỘI AN
    Giới thiệu, quảng bá những giá trị về mối quan hệ văn hóa lâu dài giữa Hội An – Nhật Bản trong quá khứ và hiện tại.
    1. Bổ sung, tái bản sách ảnh Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản tại Hội An song ngữ Việt – Nhật
    2. Tổ chức trưng bày và giới thiệu sách và một số ấn phẩm khác về dấu ấn văn hóa Nhật ở Hội An, hình ảnh giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản
  • Đêm giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản
    Phố đi bộ thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
    Lớp ngôn ngữ Anh Nhật trường THPT chuyên Phan Bội Châu
    Giới thiệu văn hóa, nghệ thuật, mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam – Nhật Bản đến nhiều người ở mọi lứa tuổi
    Các hoạt động:
    + Dựng 4-5 booth, bao gồm:
    • Check in (in các ảnh liên quan đến mối quan hệ Việt-Nhật, dựng standee anime,…)
    • Trò chơi truyền thống Nhật Bản
    • Check in (một bên nền phong cảnh Việt, bên còn lại là Nhật)
    • (lựa chọn khác) đồ handmade
    • Đồ ăn, nước uống+ Hỏi đáp các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ Việt-Nhật, mang tính lịch sử…
    + Có một đoàn diễu hành từ đầu tuyến đường Nguyễn Văn Cừ đến cuối (đoàn diễu hành mặc trang phục Việt-Nhật (Kimono, JK; áo dài,…); kèm theo trống nhạc)+ Văn nghệ: gồm 3 tiết mục
    • Kịch cuộc đời cụ Phan Bội Châu – phong trào Đông Du tại Nhật Bản
    • Một tiết mục về Nhật Bản
    • Một tiết mục về Việt Nam
  • VJIT INNOVATION CHALLENGE IN JAPANESE
    Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
    Viện Cồng nghệ Việt Nhật(VJIT)
    – Khuyến khích học sinh phát triển nhận thức và kỹ năng về đổi mới sáng tạo phục vụ cộng đồng dựa trên nền kiến thức và kỹ năng đã học; – Nâng cao các kỹ năng tiếng Nhật thông qua việc mô tả sản phẩm sáng tạo của nhóm, qua đó nâng cao ý thức học tập tiếng Nhật, yêu thích văn hóa và đất nước Nhật Bản.
    Tổ chức cuộc thi liên quan đến đổi mới sáng tạo cho học sinh các trường THPT có giảng dạy tiếng Nhật trên toàn quốc. Hình thức thi theo nhóm, mỗi nhóm gồm 3 học sinh, trong đó có ít nhất một học sinh biết tiếng Nhật (trình độ tương đương N5 trở lên, có khả năng thuyết trình bằng tiếng Nhật một cách đơn giản nhất).
  • Ca vũ kịch Kyogen và Workshop tại Huế
    Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
    Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
    Mục đích của chương trình là giúp các sinh viên trong trường, những ai quan tâm đến xã hội và văn hóa Nhật Bản có dịp tiếp xúc với Kyogen – một trong những nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Nhật Bản. Kyogen đã nổi tiếng ở Nhật Bản nhưng vẫn được biết đến nhiều ở Việt Nam. Kyogen là hiện thân của “tinh thần” khiêm tốn và “lễ nghi” của người Nhật, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hiểu biết về nước Nhật hiện đại. Thông qua các buổi biểu diễn và Workshop, chúng tôi mong muốn sinh viên có thể trực tiếp cảm nhận sức hấp dẫn của Kyogen, xây dựng mối quan tâm lớn hơn nữa đối với Nhật Bản.
    Sau khi biểu diễn một điệu Kyogen ngắn sẽ có phần giải thích về lịch sử, động tác và cách dùng từ của Kyogen. Tiếp theo sẽ là phần biểu diễn Kyogen. Tiết mục biểu diễn dự kiến là “Bonsan”. “Bonsan” là tiết mục quen thuộc với nhiều động tác và từ tượng thanh đặc trưng của Kyogen, là tiết mục được yêu thích trong các buổi biểu diễn ở nước ngoài từ trước đến nay. Sau phần biểu diễn này, người tham gia có thể trải nghiệm các động tác của Kyogen và sẽ có phần hỏi đáp ở cuối chương trình.

Other Articles

Toạ đàm đặc biệt dành cho U40

Toạ đàm đặc biệt dành cho U40

Chúng tôi đã có dịp được trò chuyện cùng ba nhân vật thuộc thể hệ U40 đang làm việc trong ba lĩnh vực là xuất...

Read more >
Toạ đàm đặc biệt dành cho U40

Toạ đàm đặc biệt dành cho U40

Chúng tôi đã có dịp được trò chuyện cùng ba nhân vật thuộc thể hệ U40 đang làm việc trong ba lĩnh vực là xuất...

Read more >
Toạ đàm đặc biệt dành cho U40

Toạ đàm đặc biệt dành cho U40

Rời xa quê hương Nhật Bản, nơi mình sinh ra và lớn lên, các nhân vật tham gia buổi phỏng vấn là những gương mặt...

Read more >